Trực tuyến : 11 |
|
Tổng truy cập : 449756 |
Tìm hiểu về bệnh đau dạ dày
Các bệnh về dạ dày luôn là nỗi ám ảnh và gây ra những ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Không những thế nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, các bệnh sẽ phát triển nặng hơn và đe dọa tới tính mạng. Do vậy, cần hết sức cảnh giác với các căn bệnh dạ dày, đường tiêu hóa. Dưới đây là tổng hợp các bệnh về dạ dày thường gặp mà các bạn cần lưu ý.
Bệnh đau dạ dày
Đây là một căn bệnh rất phổ biến gặp phải ở nhiều người do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phổ biến nhất thường xảy ra ở những đối tượng như dân văn phòng, những người bận rộn trong công việc, ăn uống thất thường, không đúng bữa,… Những người có thói quen ăn vặt nhiều, ăn nhiều đồ ăn cay nóng chứa nhiều gia vị, ăn nhiều đồ chua,… có nguy cơ cao bị đau dạ dày. Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu cũng là thủ phạm gây bệnh đau dạ dày và khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng, lo lắng, stress kéo dài cũng rất dễ bị đau dạ dày.
Ở những người mắc phải bệnh đau dạ dày thường xuyên bị hành hạ bởi các cơn đau vùng thượng vị, ợ chua, ợ hơi, kèm theo đó là cảm giác buồn nôn và nôn rất khó chịu. Bệnh phát triển nặng còn có dấu hiệu bị xuất huyết tiêu hóa (chảy máu dạ dày) rất nguy hiểm.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Cũng như đối với bệnh đau dạ dày, những người bị viêm loét dạ dày tá tràng cũng thường xuyên phải chịu cảm giác khó chịu với các cơn đau vùng thượng vị, bị ợ hơi, ợ chua, ăn không tiêu, đầy bụng,… ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc. Tuy nhiên, có nhiều người khi gặp phải các triệu chứng này lại chủ quan hoặc do thiếu kiến thức về bệnh mà không thể tự nhận biết và đoán bệnh. Do vậy hầu hết mọi người chỉ mua thuốc hoặc men tiêu hóa về uống để khắc phục tạm thời các triệu chứng mà không biết cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt rất quan trọng. Cùng với đó cần đến gặp bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Để phòng và khắc phục tình trạng bệnh, các bạn cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn các loại đồ ăn cay nóng, không uống rượu bia và các chất kích thích,… Giảm căng thẳng, stress – nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Rất nhiều người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản có các triệu chứng kéo dài như đau tức ngực, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn và nôn rất khó chịu. Nhiều người khác còn xuất hiện kèm theo các triệu chứng khó nuốt, cảm giác như bị mắc nghẹn, đắng miệng,… ảnh hưởng lớn tới việc ăn uống, sinh hoạt và sức khỏe. Các dấu hiệu này cần được nhận biết sớm và điều trị kịp thời để tránh bệnh chuyển biến xấu và khó điều trị.
Hiện nay, số người mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thực quản đang ngày càng tăng và rất phổ biến. Những người thường xuyên uống bia rượu, các chất kích thích, hút thuốc lá, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ chua,… có nguy cao bị trào ngược dạ dày. Do vậy các bác sĩ khuyến cáo bạn nên hạn chế và loại bỏ những thói quen không tốt này để phòng bệnh. Bên cạnh đó cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
Tin nổi bật
- Lão hóa da là gì? Phân biệt các loại lão hóa da? Làm cách nào để chống lão hóa da?
- Dấu hiệu mụn trứng cá nặng và nhẹ - nguyên nhân và cách phòng ngừa
- Phân loại nám da, cấp độ nám
- Tìm hiểu về bệnh đau dạ dày
- Mãn Kinh - Tiền Mãn Kinh
- Tìm hiểu về tai biến mạch máu não
- Vì sao bạn cần phải bổ sung sắt?
- Tác dụng “kép” từ Nattokinase
- Lựa chọn thực phẩm chức năng thật và chất lượng như thế nào?
- Thực phẩm chức năng thiên nhiên
Tin cùng loại :
- Vị trí mụn xuất hiện trên khuôn mặt tiết lộ tình trạng sức khỏe
- Tìm hiểu về mụn trứng cá, nguyên nhân và thói quen gây mụn
- Serum là gì? Tác dụng dưỡng da và cách sử dụng serum
- Giải thích chi tiết về các lại mụn (mụn trứng cá)
- Lão hóa da là gì? Phân biệt các loại lão hóa da? Làm cách nào để chống lão hóa da?
- Dấu hiệu mụn trứng cá nặng và nhẹ - nguyên nhân và cách phòng ngừa
- Phân loại nám da, cấp độ nám
- Tìm hiểu chung về rau má
- 8 tác dụng của rau má và 5 lưu ý khi dùng
- Kiến thức cần biết về bệnh viêm dạ dày ruột
- Khi nào cần bổ sung sắt và axit folic?
- Kiến thức cần biết về bệnh gan ở người cao tuổi