Trực tuyến : 11 |
|
Tổng truy cập : 449707 |
8 tác dụng của rau má và 5 lưu ý khi dùng
Rau má có thể là cái tên quen thuộc với rất nhiều người nhưng khi nói về công dụng của rau má đối với sức khỏe thì có thể ít người biết đến.
Tìm hiểu chung về rau má
Rau má hay tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo (tên khoa học là Centella asiatica) là loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ nước Úc, các đảo Thái Bình Dương, New Guinea, Melanesia, Malsesia và châu Á.
Rau má là cây thân nhỏ, mọc bò ở khắp nơi, nhất là chỗ ẩm mát. Thân cây rất mảnh, lá mọc so le. Hoa rau má có màu trắng hoặc phớt đỏ.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau má |
|
Thành phần dinh dưỡng |
Hàm lượng |
Nước |
88.2 g |
Năng lượng |
20 Kcal |
Chất đạm |
3.2 g |
Chất đường bột |
1.8 g |
Chất xơ |
4.5 g |
Canxi |
229 mg |
Sắt |
3.10 mg |
Photpho |
2 mg |
Vitamin C |
37 mg |
Vitamin B1 |
0.15 mg |
Vitamin B2 |
0.14 mg |
Vitamin PP |
1.2 mg |
Rau má thường mọc ở những nơi ẩm mát (Nguồn: Internet)
Tác dụng của rau má
Rau má là loại rau đã được nghiên cứu nhiều ở nước ta và trên cả thế giới vì đặc tính quý giá của nó. Tại Việt Nam, công dụng của rau má vô cùng phong phú, có thể kể một số công dụng đặc trưng như:
Giải nhiệt
Rau má giúp giải quyết chứng nóng nảy bứt rứt trong người. Bên cạnh đó, rau má còn có tác dụng chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt,…
Bạn có thể dùng rau má tươi 30 – 100g giã hoặc xay lấy nước uống hàng ngày (nếu cẩn thận hãy chần qua nước sôi). Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp rau má với rau sam và kinh giới.
Giải độc
Theo sách Cây rau làm thuốc của Tiến sĩ Võ Văn Chi, nếu ăn nhầm lá ngón, nấm độc hay bị say sắn thì hãy dùng 250g rau má và 250g rễ rau muống để giã nát, hòa với nước sôi uống để giải độc. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng cách này để sơ cứu, sau đó hãy đến ngay bệnh viện để điều trị kịp thời.
Cầm máu
Rau má có công dụng cầm máu trong các trường hợp như chảy máu chân răng, chảy máu cam, thổ huyết, đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu vì kiết lỵ, phụ nữ bị băng huyết. Cũng theo sách Cây rau làm thuốc của Tiến sĩ Võ Văn Chi, bạn có thể dùng 30g rau má, cỏ nhọ nồi và lá trắc bá mỗi vị 15g sao lên và sắc nước uống.
Tương tự như dùng rau má để giải độc, bạn chỉ nên dùng những bài thuốc từ rau má để hỗ trợ cho các trường hợp bị ra máu, sau đó đến ngay bệnh việc để được điều trị đúng phương pháp.
Trị ho
Dùng rau má tươi giã lấy nước uống hoặc sắc nước để uống.
Trị tiểu buốt, tiểu rắt
Dùng rau má tươi giã nhuyễn, lấy nước cốt uống.
Nước rau má có nhiều công dụng cho sức khỏe (Nguồn: Internet)
Chữa cảm nắng, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn
Lấy 1 nắm rau má tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm vài hạt muối và uống. Bã rau má còn lại lấy đắp lên trán và thái dương.
Làm lành vết thương
Một vài báo cáo khoa học cho thấy công dụng của rau má trong việc hỗ trợ làm lành vết thương. Tinh chất chiết xuất từ rau má giúp kích thích việc tuần hoàn máu, tái tạo tế bào, giảm viêm nhiễm và hỗ trợ làm liền sẹo.
Cải thiện các vấn đề về tuần hoàn và da
Các nhà thảo mộc học cho rằng rau má chứa nhân tố trường thọ gọi là “Vitamin X trẻ trung” có tác dụng bổ dưỡng cho não và các tuyến nội tiết và xác nhận rằng nước chiết từ rau má giúp cải thiện các vấn đề về hệ tuần hoàn và da.
Những lưu ý khi dùng rau má
Rau má còn là một loại thảo dược nên khi sử dụng cần thận trọng như một loại thuốc. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi sử dụng rau má:
Mỗi ngày, các nhà khoa học khuyến cáo chỉ nên dùng 1 cốc nước rau má (tương đương 40g rau má). Tuy nhiên, không nên dùng liên tục quá 1 tháng, sau mỗi đợt dùng cần nghỉ ít nhất nửa tháng mới nên tiếp tục dùng đợt tiếp theo.
Phụ nữ mang thai không nên dùng rau má.
Những người đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, tiền sử bệnh tổn thương da, ung thư hoặc người đang dùng một số loại thuốc thì không nên dùng rau má để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Rau má thường được ăn sống hoặc ép trực tiếp lấy nước nước. Do đó, khi sử dụng cần rửa thật sạch với nước để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Bạn nên chọn mua loại rau má tự nhiên, không chứa thuốc trừ sâu. Tốt nhất bạn nên dùng rau má tự trồng tại nhà.
Lưu ý: Liều dùng của rau má có thể khác nhau đối với từng người, phụ thuộc vào tuổi tác và tình trạng sức khỏe. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng rau má để chữa bệnh hoặc với mục đích lâu dài nào đó như làm đẹp.
Tài liệu tham khảo:
Trang suckhoedoisong.vn, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.
Trang hellobacsi.com
Sách Cây rau làm thuốc của Tiến sĩ Võ Văn Chi, NXB Đồng Tháp.
Trang Wikipedia - Bách khoa toàn thư mở.
Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế.
(Nguồn: https://voh.com.vn/tam-ly-suc-khoe/8-tac-dung-cua-rau-ma-va-5-luu-y-khi-dung-295292.html)
Tin nổi bật
- Lão hóa da là gì? Phân biệt các loại lão hóa da? Làm cách nào để chống lão hóa da?
- Dấu hiệu mụn trứng cá nặng và nhẹ - nguyên nhân và cách phòng ngừa
- Phân loại nám da, cấp độ nám
- Tìm hiểu về bệnh đau dạ dày
- Mãn Kinh - Tiền Mãn Kinh
- Tìm hiểu về tai biến mạch máu não
- Vì sao bạn cần phải bổ sung sắt?
- Tác dụng “kép” từ Nattokinase
- Lựa chọn thực phẩm chức năng thật và chất lượng như thế nào?
- Thực phẩm chức năng thiên nhiên
Tin cùng loại :
- Vị trí mụn xuất hiện trên khuôn mặt tiết lộ tình trạng sức khỏe
- Tìm hiểu về mụn trứng cá, nguyên nhân và thói quen gây mụn
- Serum là gì? Tác dụng dưỡng da và cách sử dụng serum
- Giải thích chi tiết về các lại mụn (mụn trứng cá)
- Lão hóa da là gì? Phân biệt các loại lão hóa da? Làm cách nào để chống lão hóa da?
- Dấu hiệu mụn trứng cá nặng và nhẹ - nguyên nhân và cách phòng ngừa
- Phân loại nám da, cấp độ nám
- Tìm hiểu chung về rau má
- Kiến thức cần biết về bệnh viêm dạ dày ruột
- Khi nào cần bổ sung sắt và axit folic?
- Kiến thức cần biết về bệnh gan ở người cao tuổi
- Tìm hiểu về bệnh đau dạ dày