« Quay lại

Dấu hiệu mụn trứng cá nặng và nhẹ - nguyên nhân và cách phòng ngừa

1. Dấu hiệu mụn trứng cá nhẹ


  +  Mụn trứng cá nhẹ đầu đen: Đầu mụn trứng cá hở, nhân tiếp xúc với không khí và chuyển thành màu đen.


  +  Mụn trứng cá đầu trắng: Đầu mụn trứng cá có màng bao bọc, không tiếp xúc với môi trường ngoài, kèm một số nốt mụn sần và nốt mụn có mủ.


  +  Mụn trứng cá nhẹ thường tự hết trong vòng 1 - 2 tuần , không để lại sẹo mà người bệnh cũng không cần phải dùng thuốc tác động vào.


2. Dấu hiệu mụn trứng cá nặng


  Mụn trứng cá nặng có biểu hiện điển hình là nhiều tổn thương viêm sưng, tấy đỏ, có mủ, đau, tạo thành 1 hoặc nhiều cục sâu bên trong, áp-xe hợp lại tạo thành đường dò,…


  Mủ hay chất nhầy trắng trong nốt mụn có thể chảy ra ngoài qua các lỗ mở ra da trong một thời gian dài. Khi lành, các nốt mụn trứng cá thường để lại sẹo lõm hoặc lồi.

Các dạng mụn trứng cá nặng:

  +  Mụn trứng cá bọc: Các sẩn viêm, mụn mủ, nang và cục sưng to, đau do mụn trứng cá bọc gây ra ở các vị trí: mặt, ngực, lưng,.. và thường gặp ở nam.


  +  Mụn trứng cá cụm: Biểu hiện điển hình là các cùi mụn, sẩn, cục, mụn mủ, áp xe, rất đau, chảy dịch hoặc mủ rất hôi, xuất hiện ở các vị trí như lưng, mông, ngực, ít gặp hơn ở bụng, vai, cổ, mặt, cánh tay và đùi. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở tuổi trưởng thành và nam gặp nhiều hơn nữ.


  +  Mụn trứng cá ác tính: Là dạng mụn trứng cá rất nặng với kích thước mụn rất lớn, rất đau và xuất hiện ở lưng, ngực, rất ít gặp ở mặt. Loại mụn này còn khiến người bệnh có các triệu chứng kèm theo như sốt, tăng bạch cầu (10.000 - 30.000/mm3), đau khớp, đau cơ và các triệu chứng toàn thân khác.


NGUYÊN NHÂN GÂY RA MỤN TRỨNG CÁ


Thông thường, mụn trứng cá từ nhẹ đến nặng xuất hiện đều do những căn nguyên sau:


  +  Thói quen xấu như sờ tay lên mặt, nặn, hút, lể mụn;


  +  Làm bít tắc lỗ chân lông bằng việc dùng mỹ phẩm thường xuyên, đội nón quá chặt, tóc che phủ mặt, đổ mồ hôi nhiều,…


  +  Sử dụng các sản phẩm tẩy rửa, dưỡng da,… không phù hợp với da.


  +  Dùng bông hoặc khăn chà xát quá mạnh lên da sẽ dễ làm tình trạng mụn trứng cá nặng hơn.


  +  Chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi,…không hợp lý, nhiều căng thẳng,…


  +  Điều trị sai cách, tự ý điều trị theo đơn thuốc của người khác đã điều trị hiệu quả trước đây.


  +  Rất nhiều người bị mụn trứng cá đều xuất phát từ yếu tố gia đình, tức là đã có người từng bị mụn trước đó.


ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ NẶNG VÀ NHẸ NHƯ THẾ NÀO HIỆU QUẢ


  Mặc dù mụn trứng cá không phải là căn bệnh đe dọa đến sức khỏe nhưng nó lại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống khi mà chúng luôn xuất hiện thường trực ở lứa tuổi thanh thiếu niên.


  Nếu người bệnh không biết cách chăm sóc cũng như điều trị đúng cách thì có thể để lại sẹo xấu. Vì thế, người bệnh cần nắm rõ các yếu tố dưới đây để quá trình điều trị mụn trứng cá đạt hiệu quả tối ưu nhất:


Điều trị mụn trứng cá là cả một quá trình liên tục


  Điều trị mụn trứng cá là một quá trình liên tục, người bệnh phải kiên trì và nếu mụn trứng cá không có cải thiện sau 2 - 3 tháng điều trị thì cần phải thay đổi phác đồ khác theo ý kiến của bác sĩ da liễu.


Chăm sóc da đúng cách:


  - Bỏ thói quen sờ tay lên mụn, không nặn, hút hoặc lể mụn vì sẽ gây đỏ và để lại sẹo.


  - Hạn chế dùng mỹ phẩm, chọn lựa các sản phẩm tẩy rửa, dưỡng da phù hợp,…


  - Nên rửa mặt 2 - 3 lần mỗi ngày, khi rửa thì không nên chà xát mạnh sau đó thấm khô bằng khăn mềm.


  - Điều tiết chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý:


  - Hạn chế ăn thức ăn ngọt, nhiều chất béo.


  - Ngủ điều độ, tránh thức quá khuya.


  - Tạo tinh thần thoải mái, giảm stress.


  - Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.


  - Nên kiên trì thăm khám nhiều lần và liên tục bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu.


  - Nên tuân thủ đúng chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa trong suốt quá trình điều trị để đạt kết quả nhanh chóng.